• :
  • :
Chào mừng đến với Cổng thông tin điện tử thị xã Đông Hoà ........... Chào mừng kỷ niệm 20 năm ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2021) và tháng hành động Quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình !
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

7 phương thức sử dụng thông tin thay thế khi bỏ sổ hộ khẩu

Ngày 30/3/2023 UBND thị xã Đông Hòa ban hành Công văn 1608/UBND-VP về việc đôn đốc thực hiện quy định liên quan đến bỏ Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấy.

UBND thị xã yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung phối hợp, thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến bỏ Sổ hộ khẩu.

Như vậy, để thực hiện các giao dịch hành chính có liên quan đến các thông tin về cư trú sau khi bỏ Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, công dân có thể sử dụng 7 phương thức sử dụng thông tin công dân thay việc xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khi thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự như sau:

1. Sử dụng thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3, Điều 18 và Điều 20 Luật CCCD năm 2014 thì CCCD chứa đựng các thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân. Do vậy, khi công dân xuất trình thẻ CCCD theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác để chứng nhận các thông tin về cư trú.

2. Sử dụng thiết bị đọc mã Qrcode trên thẻ CCCD gắn chíp

Trên bề mặt thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử của mỗi công dân có một mã QR code riêng của công dân. Công dân, cơ quan, tổ chức khi thực hiện các giao dịch hành chính cần xác nhận thông tin về cư trú của công dân có thể sử dụng thiết bị đọc Qrcode tích hợp với máy tính hoặc thiết bị di động để đọc thông tin của công dân từ mã Qrcode trên thẻ CCCD gắn chíp điện tử. Trong đó, các thông tin trên thẻ CCCD gắn chíp mà thiết bị đọc mã Qrcode có thể đọc được bao gồm: Số CCCD, Số CMND 9 số; Họ và tên; Ngày sinh; Giới tính; Nơi thường trú; Ngày cấp CCCD.

3. Sử dụng thiết bị đọc chip trên thẻ CCCD gắn chip

Công dân, cơ quan, tổ chức có thể sử dụng thiết bị đọc thông tin trong chip trên thẻ CCCD gắn chíp để phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, giao dịch dân sự... Thiết bị này do Bộ Công an nghiên cứu kết hợp sản xuất và cấp để sử dụng.

Các thông tin mà thiết bị này đọc được bao gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, nám sinh; Giới tính; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Quốc tịch; Nơi thường trú; Họ, chữ đệm và tên của cha, mẹ, vợ hoặc chồng; số chứng minh đã được cấp; Ngày cấp; Ngày hết hạn (của thẻ CCCD); Đặc điểm nhận dạng; ảnh chân dung; Trích chọn vân tay; số thẻ CCCD (số định danh cá nhân).

4. Thực hiện tra cứu thông tin cá nhân trực tuyến trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Công dân có thể tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để sử dụng khi thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự theo các bước như sau:

Bước 1: Công dân truy cập trang web dân cư quốc gia 

Bước 2: Đăng nhập tài khoản/mật khẩu truy cập (sử dụng tài khoản cổng DVC quốc gia), xác thực nhập mã OTP được hệ thống gửi về điện thoại.

Bước 3: Tại trang chủ, truy cập vào chức năng “Thông tin công dân’’ và nhập các thông tin theo yêu cầu: Họ tên, số định danh cá nhân, ngày sinh, số điện thoại, mã xác nhận. Sau đó, nhấn “Tìm kiếm”.

Bước 4: Thông tin cơ bản của công dân sẽ hiện thị trên màn hình gồm:Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi đăng ký khai sinh; Quê quán; Nơi thường trú; số định danh cá nhân; Số CMND.

5. Sử dụng ứng dụng VNeID

Các thông tin trên ứng dụng VNeID có thể phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự, công dân có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Công dân đến cơ quan Công an đăng ký tài khoản mức 2; thực hiện cài đặt ứng dụng VNeID; thực hiện kích hoạt tài khoản trên thiết bị di động khi nhận được tin nhắn thông báo đăng ký tài khoản thành công theo các bước trong ứng dụng VNeID.

Bước 2: Sau khi được kích hoạt, việc sử dụng tài khoản định danh điện tử như sau:

- Công dân thực hiện đăng nhập một lần trên cổng dịch vụ công quốc gia (liên thông với cổng dịch vụ công của các Bộ, ngành, địa phương) với tên tài khoản là số định danh cá nhân và mật khẩu để thực hiện các dịch vụ công trực tuyến. Tùy từng dịch vụ công trực tuyến, thông tin của công dân sẽ được điền vào biểu mẫu điện tử, người dân không phải điền và không sửa được thông tin.

Các thông tin (tùy theo dịch vụ) gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Quốc tịch; Nơi thường trú; Họ, chữ đệm và tên của cha, mẹ, vợ hoặc chồng; số chứng minh đã được cấp; Ngày cấp; Ngày hết hạn (của thẻ CCCD); Đặc điểm nhận dạng; ảnh chân dung; Tích chọn vân tay; Số thẻ Căn cước công dân (số định danh cá nhân).

- Sử dụng các thông tin hiển thị trên VNeID:

Công dân sử dụng tài khoản, mật khẩu đăng nhập ứng dụng VNeID trên thiết bị di động. Các thông tin căn cước công dân, thông tin dân cư được tích hợp hiển thị trên ứng dụng VNeID để người dân, cơ quan, tổ chức sử dụng để phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và các giao dịch của người dân.

Thông tin hiển thị trên VNeID gồm: Số CCCD; Họ và tên; Ngày sinh; Giới tính; Quốc tịch; Quê quán; Nơi thường trú; CCCD có giá trị đến; Đặc điểm nhận dạng; Ngày cấp, số điện thoại.

- Các doanh nghiệp, tổ chức kết nối trực tiếp với hệ thống định danh xác thực điện tử của Bộ Công an để sử dụng xác thực điện từ tài khoản định danh điện tử của người dân.

6. Sử dụng giấy xác nhận thông tin về cư trú

Giấy xác nhận thông tin về cư trú ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021. Công dân có quyền yêu cầu cấp Giấy xác nhận thông tin về cư trú theo 02 cách sau đây:

- Trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp xác nhận thông tin về cư trú;

- Gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.

Thời gian cấp Giấy xác nhận thông tin cư trú: Cơ quan có thẩm quyền sẽ xác nhận thông tin về cư trú bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử trong 03 ngày làm việc.

7. Sử dụng Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Thông báo số định danh cá nhân được công dân sử dụng để chứng minh nội dung thông tin của mình trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.

Công dân hoặc người đại diện hợp pháp có thể yêu cầu Công an cấp xã/phường nơi công dân thường trú cấp văn bản thông báo về số định danh cá nhân và thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để người dân sử dụng giải quyết các thủ tục hành chính, các giao dịch dân sự cần chứng minh nơi cư trú của công dân./.


Tác giả: Xuân Nữ
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Giới thiệu chung
Tổ chức bộ máy
Bản đồ
Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá chất lượng cung cấp thông tin như thế nào?
Trang Liên Kết
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 22
Hôm qua : 40
Tháng 04 : 999
Năm 2024 : 4.510
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội